Một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực sản xuất không thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Cần phải sử dụng đến các bước trung gian để phân phối đến tay người tiêu dùng. Những người làm nhiệm vụ phân phối trung gian này sẽ tạo nên một hệ thống phân phối đa kênh. Vậy chính xác hệ thống phân phối là gì ?
Hãy cùng CRMVIET đi tìm hiểu trong bài viết này.
Mục lục
1. Khái niệm hệ thống phân phối là gì ?
Tùy từng góc độ nghiên cứu sẽ đưa ra khái niệm Hệ thống phân phối khác nhau. Xét trên 4 góc độ cụ thể sau:
- Trên góc độ vĩ mô: hệ thống phân phối là con đường vận động của hàng hóa và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nới tiêu dùng.
- Dưới góc độ người tiêu dùng: hệ thống phân phối là tập hợp những khâu trung gian nên khi đến tay người tiêu dùng sẽ có giá cao hơn so với mua trực tiếp tại nhà sản xuất.

Hệ thống phân phối là gì
- Còn đối với người sản xuất: người muốn tổ chức hệ thống phân phối là sự tổ chức các quan hệ bên ngoài nhằm thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp theo cách thức, chính sách của doanh nghiệp đặt ra.
- Xét trên góc độ quản lý: hệ thống phân phối được xem như một lĩnh vực trong marketing. Đó là một tổ chức tiếp xúc bên ngoài để quản lý các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu phân phối của nó.
>>>XEM THÊM: Phần mềm DMS là gì
Nhận thấy tuy đứng trên từng góc độ sẽ cho ra từng khái niệm khác nhau nhưng về mặt ý nghĩa vẫn mang chung một mục đích duy nhất “là cầu nối tiêu dùng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng”.
2. Chức năng của hệ thống phân phối
Chức năng cơ bản của hệ thống phân phối là giúp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng với:
- Đúng mức giá mà họ có thể mua,
- Đúng chủng loại học cần,
- Đúng thời gian và địa điểm mà họ yêu cầu.
Trên thực tế, hệ thống phân phối còn giải quyết 3 mâu thuẫn giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng:
Nhà sản xuất | Người tiêu dùng |
Sản xuất một loại sản phẩn cụ thể với số lượng lớn | Nhu cầu đa dạng nhưng số lượng ít |
Thời gian sản xuất | Thời gian tiêu dùng |
Sản xuất tại một địa điểm | Tiêu dùng ở nhiều địa điểm |
3. Các thành viên và chức năng của từng thành viên trong hệ thống phân phối
Nhà sản xuất: là những công ty sản xuát hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các lĩnh vực khác nhau nhưng họ đều cố gắng sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn đối thủ cạnh tranh.
Muốn vậy thì nhà sản xuất không chỉ cần có chính sách giá cả hợp lý mà nhà sản xuất phải đảm bảo cho hàng hóa sẵn sàng ở các thị trường khác nhau. Nhưng hầu hết các công ty sản xuất không có được vị trí địa lý thuận lợi. Do đó, nhà sản xuất cần phải chuyển công việc phân phối hàng hóa đến các thị trường mục tiêu cho các thành viên như nhà bán buôn, bán lẻ.
Nhà bán buôn: họ là một phần trong hệ thống kênh phân phối. thông thường họ sẽ mua với khối lượng lớn từ nhà sản xuất để bán với khối lượng nhỏ hơn cho nhà bán lẻ. vì lẽ đó khoảng cách từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng đã rút ngắn khoảng các đi rất nhiều.
Nhà bán buôn có vai trò cực kỳ quan trọng trên thị trường cũng như trên hệ thống phân phối. họ có một lượng vốn, quan hệ thị trường lớn và mức độ tập trung chuyên môn hóa cao.
>>>XEM THÊM: lưu ý khi chọn phần mềm hệ thống phân phối
Hiện nay, người bán buôn được chia làm 3 loại:
- Bán buôn hàng hóa
- Đại lý môi giới và bán hàng hóa ăn hoa hồng
- Chi nhánh đại lý bán hàng của nhà sản xuất

sơ đồ hệ thống phân phối
Nhà bán lẻ: họ là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cuối cùng. Với lại họ là người hiểu rõ nhất về nhu cầu và ước muốn của khách hàng. Họ có hệ thống cửa hàng phong phú và đa dạng. Đảm bảo tính sẵn sàng và điều kiện tốt nhất cho người mua.
Người tiêu dùng cuối cùng: Đây là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm của nhà sản xuất. họ tạo nên thị trường mục tiêu của công ty và được đáp ứng bởi các thành viên khác của hệ thống phân phối (nhà bán buôn, nhà bán lẻ). Và cũng chính họ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số của các thành viên trong hệ thống phân phối bao gồm cả nhà sản xuất.
>>>XEM THÊM: giải pháp hệ thống phân phối doanh nghiệp DMS
KẾT LẠI
CRMVIET đã chỉ ra tổng quan nhất về hệ thống phân phối là gì và chức năng của từng thành viên trong hệ thống.
Nếu bạn muốn một phần mềm giúp quản lý hệ thống phân phối với những tính năng hấp dẫn có thể đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp Việt.
Tìm hiểu thông tin và ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ phần mềm DMS tại đây.